Cách chăm sóc sau sinh

13/09/2018

 

Hầu hết sự chú ý chăm sóc thai kỳ tập trung vào chín tháng mang thai nhưng viêc chăm sóc sau sinh cũng quan trọng. Thời kỳ hậu sản kéo dài sáu đến tám tuần, bắt đầu ngay sau khi em bé được sinh ra. Trong thời gian này, người mẹ trải qua nhiều thay đổi về thể chất và tình cảm trong khi học cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh của mình. Cách chăm sóc sau sinh rất quan trọng bao gồm việc nghỉ ngơi, dinh dưỡng và chăm sóc âm đạo thích hợp.

Nghỉ ngơi đúng cách rất quan trọng cho những bà mẹ mới cần hồi phục lại sức mạnh của mình. Để tránh quá mệt mỏi sau khi sinh con, bạn có thể cần phải:

1. Ngủ khi bé ngủ

Giữ giường của bạn gần giường/cũi của em bé để cho bé ăn vào ban đêm dễ dàng hơn và cho phép người khác cho bé bú bình khi bạn ngủ. Trong thời gian bé ngủ, bạn cũng nên ngủ theo bé như vậy sẽ giúp mẹ có giấc ngủ tốt hơn và sau khi bé thức thì các mẹ cũng đã ngủ đủ giấc mà không cảm thấy quá mệt mỏi. Hơn thế nữa, sau khi sinh, người mẹ cần nghỉ ngơi tại giường trong 1 ngày đầu, những ngày sau có thể dậy và đi lại nhẹ nhàng và sau 1 tuần có thể làm việc nhẹ nhàng. Cho trẻ bú sớm trong vòng 30 phút sau khi sinh, bú sớm giúp sữa mau về, giúp co hồi tử cung, mẹ đỡ chảy máu. 

2. Ăn đúng cách

Trong  các cách chăm sóc sau khi sinh việc ăn đúng để lấy dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn hậu sản là rất quan trọng vì những thay đổi cơ thể của bạn trải qua trong thời gian mang thai và chuyển dạ. Trọng lượng mà bạn đạt được trong khi mang thai giúp đảm bảo bạn có đủ dinh dưỡng cho con bú. Tuy nhiên, bạn cần phải tiếp tục ăn một chế độ ăn uống lành mạnh sau khi sinh. Các chuyên gia khuyên các bà mẹ cho con bú nên ăn khi họ cảm thấy đói. Hãy nỗ lực hết mình để tập trung vào việc ăn uống khi bạn thực sự thấy đói ngay cả khi đang bận rộn hoặc mệt mỏi,  bạn nên tránh đồ ăn nhẹ có chứa chất béo mà nên tập trung nhiều vào việc ăn các loại thực phẩm ít chất béo để cân bằng protein, carbohydrate và ăn trái cây, rau quả uống nhiều nước. Các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ, là những thức ăn có nhiều caroten còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. Ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi món ăn thường xuyên, nhiều loại thức ăn, bữa ăn sẽ có đủ các vitamin và chất khoáng. 

3. Chăm sóc vùng kín sau sinh

Việc chăm sóc vùng kín là một phần thiết yếu và rất cần thiết trong chăm sóc sau sinh. Sau khi sinh thường, khu vực bị rạch trở nên rất nhạy cảm trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên. Nó có thể gây đau khi ngồi, đi lại, ho hay hắt hơi. Việc chăm sóc “vùng kín” sau sinh là một trong những việc vô cùng quan trọng, cần dành một sự chăm sóc đặc biệt ngay từ hôm nay. 

Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và trang phục nội y chất liệu cotton.

Thay đổi tấm lót thai sản hay băng vệ sinh dành cho sản phụ thường xuyên ngăn ngừa việc nhiễm trùng âm đạo.

Ăn nhiều thực phẩm chất xơ và uống nhiều nước giúp phòng ngừa chứng táo bón.

Điều quan trọng cần làm là thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn chẳng hạn như đi tản bộ cùng trẻ và tập những bài tập khung chậu theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm cải thiện sự lưu thông tuần hoàn máu và chữa lành vết thương.

Đừng để những cảm giác khó chịu hay những căn bệnh không đáng có của mình làm ảnh hưởng đến việc đón nhận những niềm vui mới trong cuộc sống của người mẹ sau khi sinh. Mẹ bầu nên tìm hiểu và thực hiệc các cách chăm sóc sau sinh tại nhà thường xuyên để cơ thể mau phục hồi và có nhiều thời gian chăm sóc bé yêu của mình nha.

 

Tổng đài tư vấn
0915463489
0858060691